Kiến trúc xanh - Kiến trúc tương lai

Kiến Trúc Xanh là gì?

Khái niệm kiến trúc xanh được biết đến và lan truyền ở Việt Nam vào những năm đầu của thế kỉ 21 nhưng vẫn rất nhiều người chưa hiểu hết được bản chất của kiến trúc xanh và lầm tưởng rằng kiến trúc xanh là mang thiên nhiên vào trong thiết kế kiến trúc.

Thực tế, bản chất thật sự của kiến trúc xanh là ngoài việc thiết kế công trình xây dựng dân dụng có nhiều cây xanh, thân thiện với môi trường thì còn hướng đến các công trình kiến trúc xây dựng thích ứng tốt với tự nhiên, tiết kiệm nguồn năng lượng và chống lại sự biến đổi khí hậu.

Kết quả hình ảnh cho kiến trúc xanh

Mặc dù đến thế kỉ 21 ở Việt Nam mới có khái niệm kiến trúc xanh nhưng ở Việt Nam kiến trúc xanh đã có từ rất xa xưa , đó là cấu trúc nhà truyền thống được xây dựng bằng vật liệu đất sét, tre nứa, mái lợp bằng rơm; làm nhà hướng Nam để đón gió mát về mùa hè, tránh gió lạnh về mùa đông; có ao hồ trước nhà, cây cối xung quanh.

Xã hội ngày càng phát triển, quá trình đô thị hóa đã dần phá vỡ những kiến trúc xanh ở các vùng nông thôn. Tuy không thể hoài niệm những cái cổ xưa, nhưng đó là những bài học, là triết lý trong thiết kế mà kiến trúc hiện đại có thể kế thừa và phát huy.

Nếu bạn có nhu cầu thiết kế nội thất, kiến trúc xây dựng hay thi công xây dựng đem lại cho ngôi nhà hay căn hộ của bạn một kiến trúc xanh thì có thể liên hệ với chúng tôi. Hoặc bạn có thể tham khảo một bài viết về kiến trúc nhà đẹp để có thêm nhiều ý tưởng xây dựng cho tổ ấm của mình.

Ngày nay, để một công trình được công nhận là công trình kiến trúc xanh thì cần đạt được 5 tiêu chí sau:

1. Địa điểm bền vững:

Tạo lập cảnh quan hài hòa, bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực giữa công trình kiến trúc với cảnh quan xung quanh; khai thác và phát huy những yếu tố tự nhiên có lợi cho môi trương sống của con người.

2. Sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả:

Nâng cao hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; hạn chế tác động đến môi trường tự nhiên và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính trong việc sử dụng tài nguyên đất đai, nước, năng lượng, vật liệu…

Hình ảnh có liên quan

3. Chất lượng môi trường trong nhà:

Tạo được môi trường trong nhà có chất lượng, bảo đảm an toàn, vệ sinh và tiện nghi, sử dụng hiệu quả công trình.

4. Kiến trúc tiên tiến, bản sắc:

Hướng tới nền kiến trúc hiện đại, gắn với kế thừa các giá trị truyền thống, tạo lập bản sắc kiến trúc Việt Nam.

5. Tính xã hội - nhân văn và bền vững:

Phát triển kiến trúc phải gắn với mục tiêu tạo lập, gìn giữ, nuôi dưỡng môi trường xã hội - nhân văn ổn định, bền vững.

Như vậy, để được công nhận là công trình kiến trúc xanh thì không phải dễ nhưng cũng không phải là không làm được, ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình được công nhận là công trình kiến trúc xanh và sẽ còn nhiều hơn nữa các công trình kiến trúc xanh trong tương lai. 

Hình ảnh có liên quan

Hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết này, quý bạn đọc sẽ thêm hiểu biết thêm về kiến trúc xanh và sẽ chung tay góp phần tô đẹp đất nước Việt Nam ngày một “Xanh”.

 

View 360 thực tế

0866 006 060